Khái niệm Máy chiếu giờ đây đã không
còn mới mẻ nữa, chúng ta có thể thấy rằng mọi tầng lớp xã hội đều biết hoặc có
nghe nói đến May
chieu, đặc biệt là sinh
viên, những người đi làm văn phòng, hộ kinh doanh,…cùng Giới đam mê công nghệ
giải trí, HD, 3D dù là có chuyên môn hay không có chuyên môn chắc chắn sẽ hiểu
về máy chiếu, thiết bị giải trí 3D hơn những người khác. Nhằm giúp cho những ai
đang có ý định sắm cho mình một chiếc máy chiếu có thể hiểu thêm về những kinh
nghiệm thực tế khi lựa chọn. Chúng tôi xin phép được tổng hợp lại những bài viết
hay của những người đi trước đã viết lại trong quá trình sử dụng cũng như kinh
nghiệm mua sắm máy chiếu cho cá nhân, cơ quan của họ. Trong quá trình tổng hợp
từ nhiều nguồn khác nhau cộng với những kiến thức hạn hẹp của mình chúng tôi hy
vọng các bạn có thể tự đúc rút ra được những kinh nghiệm quý báu của mình khi
mua sắm và sử dụng máy chiếu.
Trước hết chúng tôi đưa ra
so sánh giữa 2 công nghệ phổ biến hiện nay đó là công nghệ LCD (Liquid Crystal
Display - hiển thị tinh thể lỏng) đại diện tiêu biểu là máy chiếu
sony, panasonic, Epson, Hitachi
và Công nghệ DLP (Digital Light Processing – Hiển thị ánh sáng số) tiêu biểu là
máy chiếu
viewsonic, Optoma
Cả hai công nghệ LCD hay DLP
đều có những ưu điểm riêng, điều quan trọng là hiểu rõ mỗi công nghệ mang lại
điều gì.
Công
nghệ DLP (Digital Light Processing) là giải pháp hiển thị kỹ thuật
số. Công nghệ DLP sử dụng một vi mạch bán dẫn quang học, gọi là Digital
Micromirror Device (tạm dịch là thiết bị phản chiếu siêu nhỏ kỹ thuật số) hay
DMD để tái tạo dữ liệu nguồn.
Ưu điểm của DLP
+ Hiệu ứng "ca-rô"
(lưới) nhẹ hơn vì các ảnh điểm gần nhau hơn. Điều này không cho nhiều khác biệt
với dữ liệu, nhưng nó cho hình ảnh video mịn hơn.
+ Có thể đạt độ tương phản (contrast) cao hơn.
+ Gọn nhẹ, dễ di động hơn do có ít thành phần hơn.
+ Một số nghiên cứu cho rằng
máy chiếu DLP có tuổi thọ cao hơn máy chiếu LCD.
Ưu điểm của DLP là tạo được
hình ảnh mượt, không lộ điểm ảnh; tương phản cao và không bị hiện tượng lệch hội
tụ như công nghệ dùng LCD 3 tấm. Mặt khác, cấu tạo máy chiếu DLP đơn giản hơn
LCD 3 tấm nên kích thước máy nhỏ và nhẹ hơn.
Khuyết điểm của DLP
+ Độ bão hoà màu thấp hơn (ảnh hưởng nhiều đến dữ liệu
hơn video).
+ Hiệu ứng "cầu vồng",
xuất hiện dưới dạng một vệt sáng giống như cầu vồng loé lên, thường theo sau những
vật thể sáng, khi nhìn từ cạnh này sang cạnh kia của màn ảnh, hay khi từ hình ảnh
chiếu trên màn ảnh quay sang nhìn vật thể ngoài màn ảnh. Chỉ có ít người nhìn
thấy hiệu ứng này, hoặc ta có thể thấy bằng cách nhìn nhanh ngang qua màn ảnh.
Có 2 loại máy chiếu DLP, loại cũ có 4 phần trên bộ lọc màu, loại mới có 6 phần
và bộ lọc màu quay nhanh hơn, điều đó làm giảm hiệu ứng "cầu vồng" và
tăng độ bão hoà màu.
+ Hiệu ứng "vầng hào
quang" (hay lộ sáng). Nó có thể gây khó chịu cho những người sử dụng máy
chiếu xem phim tại nhà. Về cơ bản, đó là một dải xám xung quanh rìa của hình ảnh,
gây ra do ánh sáng "đi lạc" bị bật ra khi đụng các cạnh của các tấm
gương nhỏ trên chip DLP. Có thể khắc phục bằng cách tạo một đường biên đen rộng
vài inch quanh màn ảnh, "vầng hào quang" sẽ rơi trên đường biên này.
Tuy nhiên, hiệu ứng "vầng hào quang" ít thấy rõ trên các chip DLP mới,
chẳng hạn như chip DDR.
Nói chung, DLP là công nghệ
tốt hơn LCD cho việc xem phim tại nhà. Một số máy chiếu dành cho việc xem phim
tại nhà hầu như không bị hiệu ứng "vầng hào quang".
Nhược điểm của DLP không phải
mọi người đều nhận thấy. Tùy thuộc vào khả năng xử lý hình ảnh của não mà một số
người cảm thấy nhức đầu, hoa mắt và thấy vệt cầu vồng viền quanh đối tượng chuyển
động nhanh.
Công nghệ LCD
Máy chiếu LCD (liquid
crystal display, tạm dịch là hiển thị tinh thể lỏng) tổng hợp hình ảnh màu dựa
trên 3 màu cơ bản là đỏ, lục và xanh dương (RGB) như cơ chế đang được dùng phổ
biến trong chế tạo màn hình, in ấn. Nguồn sáng trắng ban đầu được tách thành 3
nguồn sáng đơn sắc là đỏ, lục, xanh dương và được dẫn đến 3 tấm LCD độc lập. Nếu
điểm ảnh trên LCD ở trạng thái đóng, ánh sáng không thể xuyên qua thì điểm ảnh
biểu diễn trên màn hình là đen. Tương tự, độ sáng của điểm ảnh cũng thay đổi
tương ứng theo trạng thái mở của điểm ảnh LCD. Điều khiển 3 tấm LCD đóng mở điểm
ảnh theo thông tin ảnh số, ta thu được 3 ảnh đơn sắc theo hệ màu RGB. Sau đó, tất
cả được tổng hợp một cách tự nhiên trong một lăng kính theo cơ chế ánh sáng trước
khi xuất đến màn chiếu.
Ưu điểm của LCD
+ LCD nói chung có "hiệu
quả ánh sáng" hơn DLP (hình ảnh sẽ sáng hơn với LCD, với đèn có cùng công
suất).
+ LCD có khuynh hướng cho độ
bão hoà màu cao hơn. Tuy nhiên, độ bão hoà màu cao hơn làm cho ta thấy máy chiếu
nhìn toàn bộ là sáng hơn, dù là máy chiếu DLP trắng có thể sáng hơn.
Vì lý do này, nếu đặt một
máy chiếu LCD 1000 lumen kế bên một máy chiếu DLP 1200 lumen và cho chiếu hình
màu, ta có thể thích máy chiếu LCD do độ sáng của nó.
+ LCD có khuynh hướng cho hình ảnh sắc nét hơn (hội tụ
chính xác hơn).
Ưu điểm của máy chiếu LCD 3
tấm là thể hiện phong phú sắc độ màu, sắc nét và độ sáng cao. Do tổ hợp cùng
lúc 3 màu RGB với nguồn sáng ổn định, không suy giảm, máy chiếu LCD 3 tấm tái
hiện màu phong phú và chuyển tiếp màu mượt hơn công nghệ DLP 1 tấm. Độ sắc nét
của máy chiếu LCD 3 tấm trội hẳn DLP trong các ứng dụng nghiệp vụ. Độ hiệu quả
ánh sáng (ANSI lumen xuất ra/công suất đèn) của máy chiếu LCD cũng có phần nhỉnh
hơn DLP.
Khuyết điểm của LCD
+ Hiệu ứng "ca-rô" làm hình ảnh trông bị
"vỡ hạt".
+ Cấu tạo lớn hơn, vì có nhiều thành phần bên trong hơn.
+ Hiện tượng "điểm chết"
- các ảnh điểm có thể luôn tắt hay luôn mở, được gọi là điểm chết. Nếu máy chiếu
có nhiều điểm chết, nó sẽ gây khó chịu cho người dùng.
+ Các tấm kính LCD có thể bị
hỏng và thay thế rất đắt tiền. Chip DLP cũng có thể bị hỏng nhưng tương đối hiếm
vì có ít linh kiện bên trong hơn.
Nhược điểm của máy chiếu LCD
thường thể hiện khi chiếu phim là lộ điểm ảnh và màu đen không thật. Tuy nhiên,
với thế hệ máy chiếu phân giải XGA hiện nay, mắt thường rất khó phân biệt được
điểm ảnh
KẾT LUẬN
Máy chiếu công nghệ DLP nhìn
chung được ưa thích cho việc xem phim tại nhà và tính di động. Máy chiếu LCD
thì tốt hơn cho các đòi hỏi cao về màu sắc.
1.Độ
phân giải của máy chiếu
Là một thuật ngữ kỹ thuật nói lên khả năng hiện thị số điểm ảnh (pixel) của Máy chiếu, để tiện lợi cho sản xuất và đảm bảo chất lượng hình ảnh người ta đưa ra các chuẩn về độ phân giải. Ở đây tôi xin được nếu ra các chuẩn về độ phân giải màn hình : VGA, SVGA(800x600), XGA(1024x768), SXGA(1280x1024), UXGA(1600x1200), HD, full HD,…
Hình ảnh thông số điểm ảnh trong các chuẩn của độ phân giải
Như trên chúng ta thấy theo thứ tự các chuẩn tăng dần về số
lượng điểm ảnh, những chuẩn nêu ra trước là những chuẩn ra đời trước, càng về
sau kỹ thuật ngày càng phát triển và con người càng tạo ra những thiết bị hiển
thị được nhiều điểm ảnh hơn. Điều này đồng nghĩa với việc máy chiếu ra đời sau
sẽ cho ra những hình ảnh sống động hơn, rõ nét hơn
* SVGA có thể đáp ứng nhu cầu xem phim, tuy nhiên
bạn có thể thấy hiện tượng “răng cưa” khi trình diễn đồ hoạ hay tài liệu
PowerPoint từ máy tính.
* XGA gần như là “chuẩn” cho công việc văn phòng,
giao dịch, đáp ứng tốt việc trình diễn dữ liệu, đồ hoạ hay video; mặt khác hầu
hết MTXT đều có độ phân giải chuẩn XGA nên tương thích tốt với máy chiếu.
* SXGA dành cho những ứng dụng đòi hỏi độ phân giải
cao, trình diễn hình ảnh lớn và chi tiết như các ứng dụng CAD/CAM.
* UXGA cho chất lượng, chi tiết hình ảnh tốt hơn cả,
nhưng thường đắt tiền và ít sản phẩm trên thị trường. Điều này áp dụng cho máy
chiếu như thế nào?
Mỗi máy chiếu có một độ phân giải thực (native resolution, true
resolution). Đó là số ảnh điểm tối đa mà máy chiếu thực sự có thể hiển thị. Như
thế một máy chiếu SVGA chỉ có thể hiển thị 480.000 ảnh điểm một lúc.
Nghe có vẻ nhiều, nhưng nếu chiếu lên một màn chiếu rộng 2 m,
mỗi ảnh điểm sẽ chiếm 0,25 cm. Trong khi đó, với một máy chiếu XGA, mỗi ảnh
điểm chỉ chiếm nhỏ hơn 0,2 cm, và số ảnh điểm được hiển thị nhiều hơn 60%. Có
nghĩa là hình ảnh sẽ nét và rõ hơn khi được chiếu với máy chiếu XGA.
Như vậy có phải độ
phân giải chỉ ảnh hưởng đến độ sắc nét của hình ảnh?
Không. Nó còn ảnh hưởng đến sự tương thích giữa máy chiếu và máy
tính. Nếu máy tính gởi tín hiệu XGA đến máy chiếu SVGA, sẽ có vấn đề xảy ra.
Phần lớn các máy chiếu đều có kỹ thuật nén (compression), và ta vẫn thấy hình
ảnh, nhưng chất lượng hình ảnh bị giảm (xem chi tiết ở phần Nén XGA và SVGA bên
dưới).
Nên xem xét vấn đầu tư lâu dài khi mua máy chiếu. Phần lớn máy
tính hiện nay chạy ở chế độ XGA, SVGA ít thông dụng hơn. Do đó sẽ bị giới hạn
khi sử dụng máy chiếu SVGA.
Nếu máy tính chạy ở chế độ SXGA, nên thay đổi độ phân giải này
khi sử dụng máy chiếu, vì giá của máy chiếu SXGA cao hơn nhiều lợi ích thu được
(ở độ phân giải này).
Nếu máy tính chạy ở chế độ SVGA, sử dụng máy chiếu XGA vẫn tốt
hơn. Vì máy chiếu XGA xử lý tốt hình ảnh SVGA, hình ảnh không bị biến dạng; và
có thể sử dụng cho các độ phân giải khác nhau. Tuy nhiên, đối với một số người
dùng, các lợi ích này không cân bằng với việc trả thêm tiền để mua máy chiếu
XGA.
Nén XGA và SXGA là gì?
Phần lớn máy chiếu chấp nhận tín hiệu có độ phân giải cao hơn độ
phân giải thực của nó, nhưng nó sẽ nén hình ảnh từ máy tính thành ít ảnh điểm
hơn. Kết quả là một số ảnh điểm của máy tính được chia sẻ cho cùng ảnh điểm mà
máy chiếu hiển thị. Điều này ít quan trọng khi chiếu ảnh hay phim, vì ta không
chú ý nhiều, nhưng với chữ thì là một câu chuyện khác hẳn, đặc biệt là đối với
chữ cỡ nhỏ.
2. Độ sáng
Độ sáng được đo bằng ANSI
lumen, chỉ số này càng cao thì máy chiếu càng sáng. Cách đơn giản nhất để chọn
máy chiếu là căn cứ vào số lượng người và kích thước phòng họp để quyết định độ
sáng, một yếu tố khác là dữ liệu mà máy chiếu của bạn dùng để trình diễn là động
hay tĩnh.
Thường thì độ sáng của máy
chiếu nằm trong khoảng từ 2200 đến 7000 lumen. Những máy chiếu đời cũ có độ
sáng thấp hơn đang dần dần được thay thế.
+ 2000 đến 3000 lumen: Sản
phẩm thuộc lớp này thích hợp cho phòng họp hay lớp học lớn khoảng dưới 100 người,
xem phim trong phòng tối.
+ 3000 lumen trở lên: Dùng
trong những hội trường lớn, lớp huấn luyện, nhà thờ, hoà nhạc...
+ 5000 lumen dành cho phòng
họp trên 100 người và đèn sáng. 6000 lumen trở lên dành cho những sự kiện lớn
như triển lãm, hội chợ, hội nghị với hàng ngàn người tham dự.
3. Độ tương phản
Độ tương phản là tỷ lệ giữa
vùng sáng nhất và vùng tối nhất của hình ảnh mà máy chiếu tạo ra được. Khoảng
cách giữa hai vùng sáng nhất và tối nhất của hình ảnh được được phân ra thành
các bước trạng thái hay còn gọi là step. Nếu trong một khoảng cách mà máy chiếu
tạo ra được 3000 step thì chắc chắn hình ảnh sẽ đẹp hơn rất nhiều lần so với một
máy chiếu chỉ tạo ra được 1000 step. Đó cũng chính là lý do bạn nhìn thấy ký hiệu
3000:1 hay 1000:1 trong bảng thông số kỹ thuật của máy chiếu. Cấu hình đề nghị
tối thiểu khi trình chiếu văn bản cho một máy chiếu là 400:1 trong khi ở các
máy chiếu phim tỷ số này có thể lên tới 1000 000:1
4. khả năng kết nối của máy chiếu
Sẽ rất là bất tiện nếu trong
thời điểm hiện tại mà bạn lại sắm một máy chiếu không có cổng kết nối HDMI. Mỗi
một loại tín hiệu kết nối đầu vào đều có ưu điểm và nhược điểm của nó, nếu bạn
sắm một máy chiếu có hỗ trợ nhiều cổng kết nối, bạn sẽ không phải cuống cuồng
đi mua bộ chuyển đồi nếu như muốn trình chiếu từ một thiết bị ngoại vi mới.
5. Tuổi thọ bóng đèn một yếu tố quan trọng khi mua sắm máy chiếu
Thông thường bóng đèn máy
chiếu có tuổi thọ từ 4000 đến 7000 giờ trình chiếu, sau khoảng thời gian đó bạn
sẽ phải thay một bóng đèn máy chiếu mới để hình ảnh hiển thị của bạn được rõ
nét. Hiện nay các hãng sản xuất máy chiếu tích hợp các công nghệ mới có thể
nâng tuổi thọ bóng đèn lên gấp nhiều lần (3 đến 5 lần hoặc cao hơn) bạn nên lựa
chọn những loại máy chiếu có tuổi thọ bóng đèn càng lâu càng tốt. Giá thay thế
một bóng đèn máy chiếu không hề thấp (cỡ non nửa một chiếc máy chiếu là chuyện
bình thường) chính vì vậy bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền nếu sắm máy chiếu
có tuổi thọ bóng đèn cao.
6. Trọng lượng và tính thân thiện của máy chiếu
Nếu bạn sử dụng máy chiếu ở
một vị trí cố định thì có lẽ trọng lượng không thành vấn đề lắm nhưng nếu bạn
thường xuyên phải di chuyển nó thì nên lựa chọn những máy chiếu loại nhẹ, (việc
di chuyển còn phải chú ý tới thời gian tắt mở của máy, những máy chiếu có thời
gian tắt và làm mát nhanh sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian khi đi công tác của
bạn). Trọng lượng máy chiếu tỷ lệ thuận với cường độ sáng của máy chiếu và phụ
thuộc vào công nghệ sử dụng ( máy chiếu DLP có trọng lượng nhẹ hơn LCD).
Ngoài ra giao diện menu cài
đặt dễ sử dụng và thân thiện cũng khá quan trọng nếu bạn không biết nhiều về kỹ
thuật..
7. Phụ kiện và các chính sách bảo hành của nhà sản xuất…..
Phụ kiện máy chiếu thông thường
chỉ kèm theo cable tín hiệu VGA và điều khiển từ xa, đĩa cài đặt, túi đựng (một
số hãng không có) nhưng nếu bạn mua máy chiếu cùng một model với giá không đổi
mà có thêm cả giá treo máy chiếu, cable HDMI từ nhà phân phối thì còn gì tốt bằng.
Những phụ kiện đó thường nằm trong chính sách bán hàng ở từng thời điểm, của từng
đơn vị phân phối..
Trên đây là một số thông số kỹ thuật cơ bản mà bạn cần biết khi
mua máy chiếu, ngoài những tính năng đó bạn sẽ cần một số tính năng khác nữa
như kết nối wifi, hỗ trợ 3D, các chỉ số tần số quyét, độ ồn, ống kính, tiêu cự,
độ zoom….Chúc các bạn sẽ lựa chọn được một máy chiếu ưng ý với mình nhất. Mọi
thắc mắc cũng như góp ý các bạn có thể để lại lời bình trực tiếp dưới bài viết
này , chúng tôi sẽ cùng các bạn giải đáp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét